ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ CĐT

Đăng ký thông tin với chúng tôi ngay hôm nay để được báo giá sớm nhất


    NHẬN BẢNG GIÁ
    Quý khách vui lòng đăng ký để nhận trọn bộ thông tin & bảng giá.


      X
      NHẬN TRỌN BỘ BẢNG GIÁ

      Các dự án hạng sang và những vụ lùm xùm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh

      Tân Hoàng Minh nổi tiếng với các dự án hạng sang tại Hà Nội, nhưng từng dính nhiều sai phạm. Doanh nghiệp cũng từng đòi hủy kết quả trúng thầu lô đất 23 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM).

      Tập đoàn Tân Hoàng Minh được thành lập vào năm 1993. Ông Đỗ Anh Dũng – người đồng sáng lập và góp tới 97,2% vốn – hiện vẫn là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc tập đoàn.

      Vừa mới đây, công ty con của Tân Hoàng Minh là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt đã trúng đấu giá lô đất với ký hiệu 3-12 có diện tích 10.059,7 m2 thuộc Khu chức năng số 3, trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức với giá 24.500 tỷ đồng, gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm.

      Về Ngôi Sao Việt, doanh nghiệp mới chỉ được thành lập vào tháng 9 năm nay, pháp nhân sinh năm 1992 là người đại diện theo pháp luật. Vốn điều lệ công ty là 100 tỷ đồng.

      Sau gần 30 năm, Tân Hoàng Minh đã tham gia nhiều lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh xoay quanh trục bất động sản như sản xuất bê tông – vật liệu xây dựng, sản xuất đồ nội thất, phát triển chuỗi trung tâm thương mại vui chơi giải trí, chuỗi văn phòng khách sạn cho thuê, quản lý vận hành tòa nhà…

      Nang luc cua Tap doan Tan Hoang Minh den dau? anh 2
       

      Vị trí lô mang ký hiệu 3-12 và 3-8 tại khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Chí Hùng.

       

      Lùm xùm vụ 4.000 m2 “đất kim cương” ở Hàng Bài

      Bất động sản được xem là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, lấy trọng tâm là bất động sản cao cấp. Từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp tập trung đầu tư và phát triển các dự án bất động sản cao cấp, sở hữu những khu căn hộ có vị trí đắc địa tại Hà Nội.

      Tân Hoàng Minh đang vận hành dự án D’. Le Roi Soleil (498 căn tại 59 Xuân Diệu, quận Tây Hồ), D’. El Dorado I (448 căn tại 659A Lạc Long Quân, quận Tây Hồ) và D’. Le Pont D’or (308 căn tại 36 Hoàng Cầu, quận Đống Đa). Doanh nghiệp đang triển khai dự án D’. Capitale (3.000 căn tại Đống Đa), D’ Palais Louis (242 căn tại Cầu Giấy) và D’ Metropole Hà Tĩnh (gồm 61 căn shophouse và 140 căn hộ tại Hà Tĩnh).

      Tuy nhiên, vào năm 2017, hàng loạt dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội bị Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận sai phạm. Cụ thể, dự án D’.Palais Louis có một số gói thầu thi công đã hết hiệu lực; hồ sơ quản lý chất lượng không có biên bản nghiệm thu thiết bị thi công; có 8 nhà thầu không mua bảo hiểm theo cam kết của hợp đồng…

      Hai dự án khác của Tân Hoàng Minh tại Hoàng Cầu và Quảng An cũng vướng nhiều sai phạm như chủ đầu tư thẩm định công tác thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình chưa đúng mẫu quy định trước khi phê duyệt; một số gói thầu, cán bộ tư vấn giám sát không thực hiện giám sát theo đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

      Nang luc cua Tap doan Tan Hoang Minh den dau? anh 3
       

      Khu đất ngã tư Hàng Bài bị bỏ hoang nhiều năm, sau đó được sang tay cho Masterise Homes. Ảnh: Việt Linh.

       

      Tân Hoàng Minh cũng từng đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng để thâu tóm lô “đất kim cương” tại ngã tư Hàng Bài (quận Hai Bà Trưng), mục đích xây trung tâm thương mại và tái định cư. Doanh nghiệp bắt đầu được giao đất từ năm 2011 nhưng sau đó cho rằng với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt thì dự án không đảm bảo hiệu quả kinh tế dẫn đến thua lỗ.

      Để tháo gỡ khó khăn, chủ đầu tư đã nhiều lần xin thay đổi quy hoạch từ trung tâm thương mại và nhà ở tái định cư sang trung tâm thương mại, khách sạn. Sau đó, dự án lại được chuyển thành mục đích trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở…

      Tuy nhiên, do thủ tục xin điều chỉnh quy hoạch kéo dài nhiều năm và phức tạp, chưa rõ có kết quả nên Tân Hoàng Minh muốn được cấp phép xây dựng, khởi công dự án vào năm 2018.

      Trong quá trình triển khai thủ tục dự án, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Thời Đại Mới T&T (công ty con của Tân Hoàng Minh thời điểm đó) đã có đề nghị xin điều chỉnh dự án về chức năng, chiều cao công trình (lên 12 tầng) song không được đồng ý.

      Khu đất 22-24 Hàng Bài, đối diện Tràng Tiền Plaza, còn có một mặt tiền khác tại 25-27 Hai Bà Trưng sau đó bị bỏ hoang nhiều năm. Cuối cùng, Tân Hoàng Minh sang tay cho Masterise Homes để triển khai dự án bất động sản “hàng hiệu”.

      Từng đòi hủy kết quả trúng thầu “lô đất vàng” 23 Lê Duẩn

      Bên cạnh bất động sản, Tân Hoàng Minh còn tham gia vào lĩnh vực quản lý vận hành tòa nhà, với Công ty Cổ phần Quản lý Bất động sản ALG là đơn vị quản lý khai thác và vận hành các dự án bất động sản; các văn phòng và khách sạn khác trong tương lai của tập đoàn.

      Doanh nghiệp cũng sản xuất nội thất với công ty con là Công ty Cổ phần Tân Hoàng Minh Hải Dương chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp này có nhà máy tại Hải Phòng, đặt mục tiêu sản xuất tủ bếp, gỗ ván sàn, cửa, gỗ xuất khẩu… với công suất phục vụ cho khoảng 10.000 căn hộ/năm.

      Năm 2015, TP.HCM từng đưa ra đấu giá “lô đất vàng” 23 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM), diện tích 3.000 m2 với giá khởi điểm 558 tỷ đồng. Phiên đấu giá công khai khu đất này gây chú ý đặc biệt trong giới địa ốc với 16 đơn vị tham gia.

      Ngay phiên đầu tiên, các bên đã đẩy giá cao hơn 33% giá khởi điểm, lên 745 tỷ đồng. Đến 2 phiên tiếp theo thì mức giá đã được đẩy lên 1.000 tỷ đồng. Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Khách sạn Tân Hoàng Minh (Công ty Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá với mức 1.430 tỷ đồng.

      Thế nhưng ngay sau khi UBND TP.HCM phê duyệt kết quả đấu giá thì Tân Hoàng Minh lại có văn bản đề nghị hủy kết quả. Doanh nghiệp cho rằng đơn vị tổ chức đấu giá đã có sai phạm về bước giá, và cũng không nộp số tiền đã trúng đấu giá. Do vậy, thành phố đề nghị các đơn vị liên quan tham mưu để giải quyết, cụ thể là xem xét hủy kết quả để tổ chức đấu giá lại.

      Trong thời gian này, Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng Trung Nam lại đề xuất thành phố bổ sung khu đất này vào danh sách các khu đất hoán đổi cho hợp đồng BT của một dự án chống ngập.

      Bất ngờ, trong tháng 6/2016, Tân Hoàng Minh lại có văn bản gửi UBND TP.HCM, đề nghị được tiếp tục mua khu đất 23 Lê Duẩn.

      Khi đó, số tiền đặt cọc đấu giá 83,7 tỷ đồng của Tân Hoàng Minh đã được chuyển vào Kho bạc Nhà nước. Theo quy định, quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày trúng đấu giá mà đơn vị trúng đấu giá không nộp đủ tiền mua tài sản thì phải nộp phạt, hoặc có thể bị hủy kết quả và mất tiền đặt cọc.

      Với việc muốn tiếp tục mua đất vàng 23 Lê Duẩn thì ngoài số tiền trúng đấu giá, Tân Hoàng Minh đã phải đóng thêm hơn 260 tỷ đồng tiền phạt trễ hạn. Đến ngày 23/5/2017, Trung tâm bán đấu giá tài sản TP.HCM tiến hành bàn giao khu đất cho Tân Hoàng Minh.

      Khu đất số 23 Lê Duẩn vốn là trụ sở Công ty Xổ số Kiến thiết TP.HCM.

      Khi đó, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết quý III/2017 sẽ khởi công xây dựng khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, sau đó việc khởi công không được thực hiện.

      Phải đến năm 2019, thuyết minh báo cáo tài chính kiểm toán 2018 ghi nhận đất vàng 23 Lê Duẩn từ tay Tân Hoàng Minh về Techcombank. Khoản tạm ứng mua tài sản là 3.458 tỷ đồng.

      Cũng theo báo cáo, ngân hàng đã hoàn thành việc chuyển giao tài sản nói trên và hạch toán tăng tài sản cố định tương ứng từ ngày 16/1/2019.

      Theo Zing

      Bài viết liên quan